HRBP là gì? Sự khác nhau giữa vị trí HR truyền thống và HRBP

Vị trí HRBP đang được triển khai ở một số doanh nghiệp tại Việt Nam và mang đến hiệu quả tích cực đối với hoạt động nhân sự của tổ chức. Hãy cùng tìm hiểu về HRBP là gì và có khác gì so với mô hình HR truyền thống không ngay nhé.

HRBP là gì?

HRBP – Human Resources Business Partner vị trí vai trò cầu nối giữa bộ phận Nhân sự và các phòng ban khác trong công ty. Dịch theo nghĩa tiếng Việt là vị trí “Nhân sự – đối tác kinh doanh” hay ngắn gọn là “Đối tác nhân sự”.

Khóa học HRBP - Đối tác chiến lược

Trong một số trường hợp khác, HRBP sẽ đóng vai trò là một chuyên gia nhân sự có kinh nghiệm và sẽ làm việc trực tiếp với các nhà quản lý cấp cao, giám đốc điều hành, lãnh đạo doanh nghiệp. Mục đích của vai trò này nhằm đảo bảo doanh nghiệp, tổ chức phát triển chiến lược nhân lực hiệu quả, hỗ trợ tối đa cho hiệu suất làm việc, đạt mục tiêu của tổ chức.

Sự khác nhau của HR và HRBP là gì?

Vì chưa quá phổ biến tại Việt Nam, nên nhiều người vẫn đang nhầm lẫn giữa vị trí HR và HRBP. Tuy vậy, đây là hai vị trí khác biệt nhau. Vậy, sự khác nhau của vị trí HR truyền thống và HRBP là gì? Bạn có thể tham khảo ngay những đặc điểm dưới đây để phân biệt rõ ràng 2 vị trí này hơn.

Nhiệm vụ công việc

Vị trí HR

Các HR sẽ là người có kiến thức tổng quát, đảm nhiệm các trách nhiệm liên quan đến nhân sự. Cụ thể, nhiệm vụ của họ như sau:

– Tuyển dụng nhân sự phù hợp với yêu cầu của tổ chức.

– Tổ chức đào tạo, phát triển nhân viên, giúp nguồn nhân lực của tổ chức nâng cao kỹ năng, làm việc hiệu quả hơn.

– Quản lý, giám sát các chính sách, quy trình, tiêu chuẩn của tổ chức về nhân sự.

– Xây dựng môi trường làm việc tích cực, tạo điều kiện để nhân viên phát triển và đóng góp hết mình cho tổ chức.

– Đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật về lao động và đối xử công bằng với tất cả nhân viên.

Vị trí HRBP

khác với các HR, vị trí HRBP sẽ thực hiện những nhiệm vụ tập trung hơn vào khía cạnh chiến lược. Cụ thể thường sẽ bao gồm những nhiệm vụ sau:

– Lập kế hoạch, đưa ra các sáng kiến, ý tưởng liên quan đến việc phát triển nguồn nhân sự hỗ trợ cho mục tiêu kinh doanh.

– Hướng dẫn, huấn luyện cho các cấp quản lý, giám đốc điều hành về kiến thức, kỹ năng cần có để quản trị nhân lực hiệu quả hơn.

– Xây dựng các chính sách nhân sự và cách tiếp cận tổ chức khác phù hợp hơn.

Mục tiêu hướng tới

Vị trí HR: Hướng đến mục tiêu hỗ trợ cho nguồn nhân lực, giúp họ phát triển mối quan hệ của mình với công việc, đồng nghiệp và tổ chức, môi trường làm việc. Ví dụ như tập trung vào việc tạo ra sự hài lòng, tăng khả năng giữ chân nhân viên, tăng năng suất lao động.

20 Human Resource Tips & Tricks for Next Level HR Pros

Vị trí HRBP: Một cách tương đối, vị trí này sẽ tập trung hơn vào mục tiêu hỗ trợ cho cơ cấu kinh doanh của doanh nghiệp qua phương thức cung cấp kiến thức chuyên môn. Những kiến thức này sẽ được cung cấp cho ban lãnh đạo, cấp quản lý và bộ phận nhân sự của doanh nghiệp.

Khả năng Teamwork

Vị trí HR: Thường làm việc theo một lộ trình nhất định và đa số sẽ là những nhiệm vụ độc lập và có thể không cần sự phối hợp quá nhiều của đội nhóm.

Vị trí HRBP: Cần phải phối hợp chặt chẽ với đội ngũ quản lý, giám đốc điều hành, lãnh đạo doanh nghiệp. Trong một số trường hợp, HRBP sẽ cần phải làm việc với nhân viên của tổ chức. Đây là vị trí không thể làm việc độc lập.

Chiến lược trong công việc

Vị trí HR: Chiến lược của HR sẽ là công việc thực hiện qua các quy trình, từ đó giúp dễ dàng tối ưu hóa và thực hiện nhiệm vụ của mình được hiệu quả hơn.

Vị trí HRBP: Chiến lược của HRBP thường ít mang tính cố định và quy trình. Thay vào đó, chiến lược của vị trí này sẽ thay đổi và cần điều chỉnh thường xuyên để đáp ứng kịp sự biến động của thị trường nói chung.

Cách nâng cao hiệu quả

Vị trí HR: Thường sử dụng “kiểm soát chi phí” để nâng cao hiệu quả làm việc. Họ dễ bị giới hạn trong lĩnh vực nhân sự và có thể gặp rào cản về sự phát triển chồng chéo.

Vị trí HRBP: Nhấn mạnh vào việc nâng cao hiệu quả bằng sáng kiến, ý tưởng, các chiến lược. Vị trí này có thể tham gia vào cả lĩnh vực nhân sự và kinh doanh.

Trên đây là những thông tin về vị trí HRBP là gì và sự khác nhau của mô hình HR truyền thống và HRBP là gì. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thêm thông tin hữu ích cho bạn.

Leave a Reply

Required fields are marked *