Staffing là gì? Sự khác nhau giữa Staffing và Headhunting

1. Staffing là gì?

Staffing là hình thức thuê ngoài nhân sự. Theo đó, doanh nghiệp sẽ thuê nhân sự của một đơn vị thứ ba để xử lý một nhiệm vụ công việc nào đó.

Hình thức Staffing phù hợp với những doanh nghiệp có sẵn quy trình làm việc bài bản nhưng cần bổ sung hoặc thay thế nhân sự cho các vị trí còn đang bỏ trống.

Những ứng viên cho hình thức Staffing hầu hết đều dày dạn kinh nghiệm, có trình độ, kỹ năng chuyên môn phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp. Điều này đảm bảo họ có thể dễ dàng đảm đương vai trò được giao, giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả và mang lại những giá trị tích cực cho doanh nghiệp.

Hơn nữa, Staffing cũng bao gồm nhiều hình thức khác nhau nhằm đáp ứng được nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp trong ngắn và dài hạn. Quan trọng hơn là nó còn giúp doanh nghiệp giảm thiểu các hoạt động gây mất thời gian, tập trung vào các nhiệm vụ trọng yếu để mở rộng, phát triển doanh nghiệp.

Bằng cách tìm hiểu Staffing là gì bạn sẽ thấy đây là hình thức vô cùng hữu ích với doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa bạn có thể sử dụng nó một cách tùy tiện. Để đạt được hiệu quả như mong đợi bạn sẽ phải có quy trình bài bản và hiểu rõ nhân sự muốn tuyển dụng là ai, làm công việc gì.

2 Lợi ích của Staffing là gì?

2.1 Lợi ích của Staffing 

Hình thức thuê ngoài nhân sự Staffing có thể mang tới cho doanh nghiệp những lợi ích vượt bậc sau:

– Nâng cao năng suất

Khi phải đảm đương quá nhiều công việc cùng một lúc có thể tạo ra áp lực lớn cho đội ngũ nhân viên. Tuy nhiên, với sự trợ giúp từ dịch vụ Staffing, doanh nghiệp sẽ có thêm nhân sự chất lượng để xử lý vấn đề quá tải công việc cho đội ngũ nhân viên cố định. Từ đó, hiệu suất công việc sẽ được cải thiện.

– Giảm thiểu chi phí

Dịch vụ thuê ngoài nhân sự cho phép doanh nghiệp cắt giảm một khoản lớn chi phí dành cho việc duy trì đội ngũ nhân viên chính thức.

Trước tiên, doanh nghiệp sẽ không phải chi trả các khoản phúc lợi dành cho nhân sự thuê ngoài, cũng không có trách nhiệm phải quản lý họ. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm được phần nào chi phí.

Kế đó, doanh nghiệp còn tiết kiệm chi phí dành cho việc tăng ca khi lựa chọn thuê ngoài nhân sự. Sở dĩ xảy ra điều này là vì có thêm nhân sự thuê ngoài cũng có nghĩa nhân viên chính thức của công ty không phải làm thêm giờ, kết quả là doanh nghiệp không phải trả chi phí tăng ca.

– Hạn chế rủi ro từ quá trình tuyển dụng

Rất nhiều rủi ro có thể xảy ra khi doanh nghiệp tự mình tuyển dụng nhân sự cho các vị trí còn thiếu. Chẳng hạn như tuyển sai người, thời gian tuyển dụng kéo dài,…

Với dịch vụ Staffing, doanh nghiệp sẽ không còn phải lo lắng vì những rủi ro kể trên bởi đơn vị cung cấp dịch vụ luôn có sẵn nguồn ứng viên chất lượng và quy trình làm việc vô cùng bài bản, hiệu quả.

– Linh hoạt trong việc điều động, sử dụng nhân sự

Staffing cho phép doanh nghiệp sử dụng nhân sự một cách phù hợp khi có nhu cầu. Đồng thời, họ cũng không cần phải đưa ra những cam kết dài hạn như đối với những nhân sự chính thức và tiết kiệm được khoản lớn chi phí, thời gian dành cho công tác tuyển dụng.

– Dễ dàng tiếp cận được nguồn ứng viên đa dạng, chất lượng cao

Đơn vị cung cấp dịch vụ Staffing sở hữu mạng lưới cùng các mối quan hệ vô cùng tốt đẹp với các ứng viên. Nhờ vậy, họ có thể đáp ứng tốt nhất những các yêu cầu nhân sự do khách hàng đưa ra.

Bên cạnh đó, họ còn chịu trách nhiệm giải quyết toàn bộ các vấn đề liên quan đến nhân sự được thuê. Điều này giúp doanh nghiệp có thêm thời gian, nguồn lực cho việc phát triển hoạt động kinh doanh và nắm bắt nhiều cơ hội tiềm năng trên thị trường.

– Đảm bảo hoạt động kinh doanh luôn ổn định

Thiếu nhân sự cho vị trí nào đó có thể khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong trong quá trình vận hành, phát triển. Nhưng, Staffing có thể giúp họ thực hiện công việc một cách liên tục, không xảy ra nguy cơ bị gián đoạn hay ngắt quãng làm ảnh hưởng đến hiệu suất toàn công ty.

– Tiết kiệm chi phí cơ sở vật chất

Tuyển dụng nhân sự cố định yêu cầu doanh nghiệp phải chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, cơ sở vật chất cần thiết cho họ làm việc.

Với hình thức thuê ngoài nhân sự, doanh nghiệp sẽ chỉ cần bỏ ra một khoản chi phí nhỏ mà vẫn có trong tay những nhân sự chất lượng, trình độ chuyên môn tốt.

3. Sự khác nhau giữa Staffing và Headhunting

Staffing và Headhunting đều là những giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp có được nguồn nhân sự cần thiết cho việc triển khai hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, giữa chúng có khá nhiều điểm khác biệt, cụ thể:

3.1 Phạm vi tuyển dụng

Dựa theo khái niệm Headhunting là gì và Staffing là gì bạn sẽ thấy phạm vi tuyển dụng của mỗi hình thức có sự khác biệt rõ rệt.

Trong đó, Headhunting chủ yếu tìm kiếm những ứng viên sở hữu các kỹ năng, kinh nghiệm chuyên môn cao trong một lĩnh vực cụ thể, còn Staffing lại tập trung vào những vị trí không yêu cầu quá cao về kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn.

3.2 Tiêu chuẩn tuyển dụng

Nếu như Headhunting đưa ra các yêu cầu khá khắt khe về kỹ năng, trình độ chuyên môn thì Staffing lại chỉ tập trung đánh giá các kỹ năng cơ bản cũng như sự phù hợp với vị trí còn đang bỏ trống.

3.3 Cách thức tuyển dụng

Headhunting tìm kiếm ứng viên qua mạng lưới quan hệ, kênh chuyên môn, tổ chức nghề nghiệp, trang tuyển dụng chuyên biệt hoặc đưa ra đề xuất tuyển dụng từ những công ty khác trong cùng ngành.

Trong khi đó, Staffing chủ yếu sử dụng các trang web tuyển dụng hoặc dịch vụ của các công ty tuyển dụng chuyên nghiệp để tìm kiếm ứng viên tiềm năng.

Dù có những khác biệt cơ bản, cả headhunting và staffing đều đòi hỏi một quy trình tuyển dụng chuyên nghiệp để đảm bảo tìm được ứng viên phù hợp với yêu cầu công việc và đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.

3.4 Thời gian và chi phí

Trong headhunting, thời gian tuyển dụng có thể mất nhiều hơn so với staffing, do quá trình tìm kiếm ứng viên được tiến hành một cách cẩn thận và chi tiết hơn. Ngoài ra, chi phí tuyển dụng trong headhunting thường cao hơn so với staffing, bởi vì các chuyên gia headhunter có kinh nghiệm và chuyên môn cao, và thường đòi hỏi các khoản phí cao hơn để đảm bảo chất lượng tìm kiếm ứng viên.

5.5 Mức độ tin cậy của ứng viên

Đối tượng ứng viên Headhunting hướng đến thường là những nhân sự có tiếng tăm và được nhiều người trong lĩnh vực đánh giá cao.

Trong staffing, độ tin cậy của ứng viên có thể thấp hơn do quá trình tuyển dụng nhanh hơn và không có quá trình kiểm tra tìm hiểu sâu về ứng viên như trong headhunting. Tuy nhiên, độ tin cậy của ứng viên cũng phụ thuộc vào chất lượng dịch vụ của các công ty tuyển dụng, nếu công ty tuyển dụng chuyên nghiệp và có quá trình đánh giá ứng viên kỹ càng, độ tin cậy của ứng viên sẽ được nâng cao.

Nếu bạn đang tìm một đơn vị cung cấp dịch vụ staffing hoặc headhunting uy tín liên hệ ngay Pros HR Advisors để được tư vấn nhé!

Leave a Reply

Required fields are marked *